Vitamin C tăng miễn dịch cơ thể

News

Vitamin C tăng miễn dịch cơ thể

Vitamin C không diệt trừ nCoV nhưng tăng cường miễn dịch cơ thể, tăng sức đề kháng, bổ sung bằng cách ăn rau xanh, hoa quả, uống vitamin dạng viên...

Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục Truyền thông Dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết, vitamin C cần thiết cho cơ thể, chống dị ứng, kích thích tạo dịch mật và giải phóng các hormone steroid...

Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng chống oxy hóa, phòng bệnh tim mạch và tạo collagen là thành phần chính của mô liên kết như sụn, xương, răng, tsự bền vững của mao mạch và của da. Bổ sung thường xuyên vitamin C giúp cơ thể tăng hấp thu các chất khoáng vi lượng (sắt, kẽm...) là những vi chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động trí não.

Cơ thể thiếu vitamin C, sự nhạy cảm với các bệnh nhiễm khuẩn tăng lên. Người bị nhiễm khuẩn thì vitamin C trong máu thường giảm. Thiếu vitamin C, tính thấm mao mạch của cơ thể tăng, mạch dễ vỡ, da khô ráp...

Bổ sung vitamin C từ cam, chanh, quýt hoặc rau ngót, rau dền...Ảnh: Health

Bổ sung vitamin C từ cam, chanh, quýt hoặc rau ngót, rau dền... Ảnh: Health.

Hơn 90% lượng vitamin C có trong khẩu phần ăn được cung cấp từ các loại trái cây và rau củ. Các thực phẩm giàu vitamin C: rau ngót, rau mùi tàu, rau dền, rau đay, rau mồng tơi, hành hoa, các loại quả như bưởi, đu đủ, quýt, cam, chanh...

Nhu cầu về vitamin C của cơ thể

Trẻ 6-11 tháng tuổi, bổ sung 25-30 mg một ngày; trẻ 1-6 tuổi cần 30 mg một ngày; trẻ 7-9 tuổi bổ sung 35 mg một ngày,

10-18 tuổi cần 65 mg. Người trưởng thành nhu cầu 70 mg, phụ nữ có thai 80 mg, bà mẹ cho con bú 95 mg tính trong một ngày.

Ăn phối hợp nhiều loại rau quả để có đủ các loại vitamin và chất khoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể tiêu hóa và hấp thu các thành phần dinh dưỡng khác. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, mức tiêu thụ rau quả cần thiết cho một người trưởng thành 400-600 g một ngày. Trong đó, rau xanh 300-400 g, quả chín 100-200 g.

Có thể bổ sung vitamin bằng dạng viên nén, dạng sủi vì có bọt khí tạo cảm giác sảng khoái khi uống.

Người hấp thu kém có thể bổ sung vitamin C theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ.

Vitamin C tan trong nước. Nếu thừa vitamin C, cơ thể sẽ tự đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Bác sĩ khuyến cáo không nên dùng hàm lượng lớn vitamin C thường xuyên và kéo dài (1.000 mg một ngày) tăng nguy cơ mắc sỏi thận, buồn nôn, tiêu chảy...

Những người có nguy cơ thiếu vitamin C gồm người hút thuốc lá và người tiếp xúc với khói thuốc lá, người ăn uống không đầy đủ, người nghiện rượu, người cao tuổi, bệnh kém hấp thu đường ruột, bệnh thận ảnh hưởng hấp thu và sử dụng vitamin C.

Nếu cơ thể ăn đủ nhu cầu rau xanh và hoa quả chín thì không cần bổ sung thêm vitamin C.  

Dinh dưỡng hợp lý và lối sống lành mạnh là giải pháp cơ bản để nâng cao miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể, chống lại sự xâm nhập của virus và điều trị bệnh hiệu quả. 

Thùy An

Other articles

Bệnh viện nào xét nghiệm COVID-19 theo yêu cầu?

Bệnh viện nào xét nghiệm COVID-19 theo yêu cầu?

Bộ Y tế vừa cho phép nhiều bệnh viện được xét nghiệm COVID-19 (trong đó có cả bệnh viện tư nhân), đồng thời yêu cầu nâng mức độ sàng lọc nhằm đảm bảo phát hiện hiệu quả các ca bệnh trong cộng đồng.
nCoV có thể tiêu diệt tế bào miễn dịch

nCoV có thể tiêu diệt tế bào miễn dịch

Virus gây Covid-19 có khả năng xâm nhập và lây nhiễm tế bào T của hệ miễn dịch vốn có chức năng loại bỏ mầm bệnh xâm hại cơ thể.
Loài chim 'tắt' hệ miễn dịch để giữ năng lượng

Loài chim 'tắt' hệ miễn dịch để giữ năng lượng

Các nhà sinh vật học Thụy Điển khám phá ra một cơ chế tiết kiệm năng lượng chưa từng được biết đến ở gà gô trắng Svalbard, là tự "tắt" hệ miễn dịch.
Sự kỳ diệu của hệ thống miễn dịch

Sự kỳ diệu của hệ thống miễn dịch

Tất cả sinh vật sống, bao gồm vi khuẩn, có thể bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh, song đều có hệ thống miễn dịch chống lại.
Học sinh học phân tử thì nên làm nghề gì?

Học sinh học phân tử thì nên làm nghề gì?

Việc chọn lựa ngành nghề nào là còn phụ thuộc vào khả năng, tính cách và hoàn cảnh của riêng mỗi bạn.
Ứng dụng sinh học phân tử trong chẩn đoán và điều trị bệnh

Ứng dụng sinh học phân tử trong chẩn đoán và điều trị bệnh

Một số thành tựu mới của sinh học phân tử đã bắt đầu được các nhà khoa học áp dụng trong y học, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh.
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp (nCoV)

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp (nCoV)

Người nhiễm nCoV có các triệu chứng cấp tỉnh như ho, sốt, khó thở, có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.
5 xét nghiệm giúp chẩn đoán sớm ung thư

5 xét nghiệm giúp chẩn đoán sớm ung thư

Xét nghiệm này được thiết kế để chẩn đoán trước các dấu hiệu và triệu chứng ung thư hàng tháng trước khi các xét nghiệm y khoa thông thường có thể phát hiện
Equipment at full capacity should wear out: Should have praised the hospital !?

Equipment at full capacity should wear out: Should have praised the hospital !?

En Anh Trương Thanh Hòa quê ở Đăk R`lấp, Đăk Nông, trồng cà phê nên quanh năm phải lao động vất vả, mang vác nặng. Bản thân anh có thói quen