nCoV có thể tiêu diệt tế bào miễn dịch

News

nCoV có thể tiêu diệt tế bào miễn dịch

Nhóm nghiên cứu đến từ Trung Quốc và Mỹ phát hiện Covid-19 có thể tấn công hệ miễn dịch trong cơ thể người và gây tổn thương tương tự ở bệnh nhân HIV. Nhà nghiên cứu Lu Lu ở Đại học Phục Đán, Thượng Hải và Jang Shibo ở Trung tâm máu New York đưa nCoV sống vào dòng tế bào bạch huyết bào T nuôi trong phòng thí nghiệm. Bạch huyết bào T hay còn gọi là tế bào T đóng vai trò quan trọng trong nhận dạng và loại bỏ mầm bệnh xâm nhập cơ thể. Chúng bắt tế bào nhiễm virus, khoan một lỗ ở màng tế bào và bơm hóa chất độc qua đó. Những hóa chất này sau đó tiêu diệt cả virus và tế bào chủ, xé chúng thành nhiều mảnh.

Các nhà nghiên cứu rất bất ngờ khi quan sát tế bào T trở thành con mồi của nCoV trong thí nghiệm. Họ nhận thấy một cấu trúc đặc biệt ở protein hình gai của virus thúc đẩy sự hợp nhất vỏ virus và màng tế bào khi tiếp xúc với nhau. Gene của virus sau đó tiến vào tế bào T và "bắt cóc" tế bào này, vô hiệu hóa chức năng bảo vệ cơ thể của nó.

Nhóm nghiên cứu tiến hành thí nghiệm tương tự với virus gây hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) cùng họ với nCoV và phát hiện virus SARS không có khả năng lây nhiễm tế bào T. Họ cho rằng đó là bởi virus SARS không có khả năng hợp nhất với màng tế bào. Virus SARS chỉ có thể lây nhiễm tế bào mang protein thụ thể ACE2, loại protein cực ít ở tế bào T. Việc tìm hiểu sâu hơn về khả năng lây nhiễm tế bào T của nCoV sẽ mở đường cho những ý tưởng mới về cơ chế hoạt động của mầm bệnh cũng như cách can thiệp thông qua điều trị, nhóm nghiên cứu kết luận trong bài báo đang chờ hội đồng chuyên gia thẩm duyệt trên tạp chí Cellular & Molecular Immunology tuần này.

Hồi tháng 2, nhà nghiên cứu Chen Yongwen và đồng nghiệp ở Viện Miễn dịch học thuộc Phòng thí nghiệm Giải phóng quân Trung Quốc (PLA) chia sẻ báo cáo lâm sàng cảnh báo số lượng tế bào T có thể giảm mạnh ở bệnh nhân Covid-19, đặc biệt trong nhóm người cao tuổi hoặc cần chăm sóc đặc biệt. Tế bào T càng thấp, nguy cơ đe dọa sức khỏe càng cao. Quan sát này sau đó được xác nhận bởi kết quả khám nghiệm hơn 20 bệnh nhân, những người có hệ miễn dịch gần như bị phá hủy hoàn toàn.

Các bác sĩ khám nghiệm cho biết tổn thương ở cơ quan nội tạng của bệnh nhân giống như sự kết hợp giữa SARS và HIV. Gene thúc đẩy chức năng hợp nhất màng ở nCoV không có trên các chủng virus corona khác ở người hay động vật. Nhưng một số virus nguy hiểm như HIV và Ebola gây hậu quả tương tự, làm dấy lên suy đoán nCoV có thể đã lây lan thầm lặng trong xã hội loài người suốt thời gian dài trước khi gây ra đại dịch. Nhưng nghiên cứu của Lu và Jang cũng hé lộ một khác biệt quan trọng giữa nCoV và HIV. Đó là HIV có thể nhân lên ở tế bào T, biến chúng thành nhà máy sản sinh thêm nhiều bản sao để lây nhiễm sang tế bào khác. Nhưng họ không quan sát được sự nhân lên của nCoV sau khi xâm nhập tế bào T, chứng tỏ virus này và tế bào T có thể cùng chết.

Nghiên cứu mới cũng đặt ra một số câu hỏi. Ví dụ, virus corona có thể tồn tại hàng tuần ở một số bệnh nhân không bộc lộ triệu chứng. Các nhà nghiên cứu chưa biết nó tương tác như thế nào với tế bào T ở những bệnh nhân trên.

Other articles

Bệnh viện nào xét nghiệm COVID-19 theo yêu cầu?

Bệnh viện nào xét nghiệm COVID-19 theo yêu cầu?

Bộ Y tế vừa cho phép nhiều bệnh viện được xét nghiệm COVID-19 (trong đó có cả bệnh viện tư nhân), đồng thời yêu cầu nâng mức độ sàng lọc nhằm đảm bảo phát hiện hiệu quả các ca bệnh trong cộng đồng.
Vitamin C tăng miễn dịch cơ thể

Vitamin C tăng miễn dịch cơ thể

Vitamin C không diệt trừ nCoV nhưng tăng cường miễn dịch cơ thể, tăng sức đề kháng, bổ sung bằng cách ăn rau xanh, hoa quả, uống vitamin dạng viên...
Loài chim 'tắt' hệ miễn dịch để giữ năng lượng

Loài chim 'tắt' hệ miễn dịch để giữ năng lượng

Các nhà sinh vật học Thụy Điển khám phá ra một cơ chế tiết kiệm năng lượng chưa từng được biết đến ở gà gô trắng Svalbard, là tự "tắt" hệ miễn dịch.
Sự kỳ diệu của hệ thống miễn dịch

Sự kỳ diệu của hệ thống miễn dịch

Tất cả sinh vật sống, bao gồm vi khuẩn, có thể bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh, song đều có hệ thống miễn dịch chống lại.
Học sinh học phân tử thì nên làm nghề gì?

Học sinh học phân tử thì nên làm nghề gì?

Việc chọn lựa ngành nghề nào là còn phụ thuộc vào khả năng, tính cách và hoàn cảnh của riêng mỗi bạn.
Ứng dụng sinh học phân tử trong chẩn đoán và điều trị bệnh

Ứng dụng sinh học phân tử trong chẩn đoán và điều trị bệnh

Một số thành tựu mới của sinh học phân tử đã bắt đầu được các nhà khoa học áp dụng trong y học, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh.
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp (nCoV)

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp (nCoV)

Người nhiễm nCoV có các triệu chứng cấp tỉnh như ho, sốt, khó thở, có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.
5 xét nghiệm giúp chẩn đoán sớm ung thư

5 xét nghiệm giúp chẩn đoán sớm ung thư

Xét nghiệm này được thiết kế để chẩn đoán trước các dấu hiệu và triệu chứng ung thư hàng tháng trước khi các xét nghiệm y khoa thông thường có thể phát hiện
Equipment at full capacity should wear out: Should have praised the hospital !?

Equipment at full capacity should wear out: Should have praised the hospital !?

En Anh Trương Thanh Hòa quê ở Đăk R`lấp, Đăk Nông, trồng cà phê nên quanh năm phải lao động vất vả, mang vác nặng. Bản thân anh có thói quen