Sự kỳ diệu của hệ thống miễn dịch

Tin tức

Sự kỳ diệu của hệ thống miễn dịch

Tất cả sinh vật sống, bao gồm vi khuẩn, có thể bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh, song đều có hệ thống miễn dịch chống lại.

Hệ thống bảo vệ này có thể tiến hóa, trở nên cao cấp và tinh vi hơn tùy theo sự biến chuyển của loại virus gây bệnh.

Động vật đa bào có các tế bào hoặc mô chuyên dụng để đối phó với mối đe dọa gây bệnh truyền nhiễm. Một số phản ứng miễn dịch xảy ra ngay lập tức để nhanh chóng kìm hãm tác nhân lây nhiễm. Các phản ứng khác diễn ra chậm hơn nhưng có độ tương thích cao hơn. Các biện pháp bảo vệ cơ thể tự sản sinh này được gọi là hệ thống miễn dịch.

Hệ thống miễn dịch của con người là vô cùng cần thiết cho sự sống còn của nhân loại. Nhất là trong thời điểm hiện tại, khi môi trường sống ô nhiễm là vấn đề nóng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh nghiêm trọng. Sự suy yếu hệ miễn dịch, dù chỉ là một nhánh nhỏ của hệ thống này, cũng có thể dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng, gây nhiễm trùng nặng, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

SARS- CoV-2 là chủng mới trong họ virus corona, vượt qua khả năng phòng vệ của hệ miễn dịch ở người. Ảnh: Japan Times.

SARS- CoV-2 là chủng mới trong họ virus corona, hiện vượt qua khả năng "phòng vệ" của hệ miễn dịch ở người. Ảnh: Japan Times.

Dưới đây là một số thông tin về hệ miễn dịch ở người là gì, bắt nguồn từ đâu và phản ứng thế nào trước mầm bệnh.

Miễn dịch không đặc hiệu (bẩm sinh)

Hệ thống miễn dịch của con người gồm hai mức độ, miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu. Thông qua miễn dịch không đặc hiệu, còn được gọi là miễn dịch bẩm sinh, cơ thể con người có thể tự bảo vệ mình trước các chất lạ được coi là có hại. Những chất lạ này bao gồm cả vi sinh vật (microbiology) và các đại phân tử như protein, các polysaccharide khi chúng xâm nhập vào cơ thể, không kể đó là phản ứng sinh lý hay bệnh lý.

Vi khuẩn nhỏ như virus hay các sinh vật lớn hơn như giun, đều có thể bị hệ thống này tấn công. Các sinh vật này được gọi là mầm bệnh khi chúng gây bệnh ở vật chủ.

Tất cả các động vật có hệ thống phòng thủ miễn dịch bẩm sinh chống lại mầm bệnh thông thường. Những tuyến phòng thủ đầu tiên này bao gồm các rào cản bên ngoài như da và màng nhầy. Khi mầm bệnh xâm phạm và chạm đến các rào cản bên ngoài, ví dụ như xâm nhập thông qua vết cắt trên da hoặc khi hít vào phổi, chúng có thể gây ra tác hại nghiêm trọng.

Thực bào có khả năng bao quanh mầm bệnh, đưa chúng vào cơ thể và vô hiệu hóa chúng.

Miễn dịch cụ thể

Các tế bào bạch cầu khỏe mạnh là nhân tố quan trọng giúp giữ sức khỏe tốt, song đôi khi chúng lại không thể giải quyết khi đối mặt các mối đe dọa gây bệnh truyền nhiễm nhất định. Miễn dịch cụ thể là nhân tố giúp bổ sung cho chức năng thực bào và các yếu tố khác của hệ thống miễn dịch bẩm sinh.

Trái ngược với khả năng miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch cụ thể cho phép cơ thể sản sinh phản ứng với mục tiêu mầm bệnh cụ thể. Chỉ những động vật có xương sống mới sở hữu phản ứng miễn dịch cụ thể này.

Hai loại tế bào bạch cầu lympho giữ vai trò quan trọng trong việc đáp ứng miễn dịch cụ thể. Tế bào lympho sản sinh trong tủy xương, phát triển và phân vào những lại khác nhau. Hai loại phổ biến nhất là tế bào T và tế bào B.

Kháng nguyên là một vật liệu lạ giúp kích hoạt phản ứng từ các tế bào T và B. Cơ thể con người có các tế bào B và T "chuyên dụng" cho hàng loạt kháng nguyên khác nhau. Một số người cho rằng kháng nguyên là một phần của vi khuẩn, thực tế kháng nguyên có thể tồn tại trong các môi trường khác. Một ví dụ điển hình cho trường hợp này là khi một người được truyền nhóm máu không phù hợp với nhóm của họ, có thể kích hoạt phản ứng từ các tế bào T và B.

Bạn cũng có thể hiểu theo một hướng khác hữu ích hơn về các tế bào T và B. Chẳng hạn như các tế bào B có một thuộc tính rất cần thiết. Chúng có thể trưởng thành và được phân biệt thành các tế bào plasma tạo ra protein, gọi là kháng thể. Protein này có mục tiêu hướng đến là một kháng nguyên cụ thể.

Song, chỉ riêng tế bào B thì không đủ sức tạo ra kháng thể. Chúng cần "sự trợ giúp" từ tế bào T để đưa ra tín hiệu bắt đầu quá trình tiến hóa. Khi một tế bào B nhận được "thông báo" và xác nhận kháng nguyên mà nó được mã hóa để đáp ứng, nó sẽ phân chia và tạo ra nhiều tế bào plasma. Các tế bào plasma sau đó sẽ tiết ra một lượng lớn các kháng thể, chống lại những kháng nguyên cụ thể đang lưu hành trong máu lúc đó.

Một kiểu con của tế bào T được gọi là "tế bào trợ giúp T". Các tế bào này giúp giải phóng hóa chất, mang lại các tác dụng như: kích hoạt các tế bào B phân chia thành tế bào plasma; gọi tế bào thực bào tiêu diệt vi khuẩn; kích hoạt tế bào T "sát thủ". Sau khi được kích hoạt, các tế bào T "sát thủ" nhận ra các tế bào nhiễm bệnh trong cơ thể và tiến hành phá hủy chúng.

Các tế bào T điều tiết (còn gọi là tế bào T ức chế) giúp kiểm soát phản ứng miễn dịch. Chúng có nhiệm vụ xác nhận tế bào mầm bệnh đã được ngăn chặn, đồng thời gửi tín hiệu dừng cuộc "tấn công" lại.

Virus SARS-CoV-2 gây Covid-19 có khả năng xâm nhập và lây nhiễm tế bào T của hệ miễn dịch, vốn có chức năng loại bỏ mầm bệnh xâm hại cơ thể. Ảnh:SCMP.

Virus SARS-CoV-2 gây Covid-19 có khả năng xâm nhập và lây nhiễm tế bào T của hệ miễn dịch, vốn có chức năng loại bỏ mầm bệnh xâm hại cơ thể. Ảnh:SCMP.

Cơ quan nội tạng và mô

Các tế bào tạo nên phản ứng miễn dịch cụ thể cũng được tìm thấy ở cơ quan nội tạng bên trong cơ thể người. Trong nội tạng, các mô miễn dịch cho phép các tế bào miễn dịch phát triển để "bẫy" mầm bệnh, giúp chúng tương tác với nhau và tạo ra phản ứng cụ thể. Cơ quan nội tạng và mô liên quan đến hệ thống miễn dịch bao gồm tuyến ức, tủy xương, hạch bạch huyết, lá lách, ruột thừa, amidan và màng nhầy dịch vị (trong ruột non).

Bệnh truyền nhiễm và tác nhân gây bệnh

Lây nhiễm bệnh xảy ra khi một mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể và sinh sản. Quá trình này thường sẽ dẫn đến một phản ứng miễn dịch. Nếu đáp ứng nhanh và hiệu quả, tác nhân gây bệnh sẽ được loại bỏ hoặc kìm hãm nhanh chóng để bệnh không xảy ra.

Đôi khi việc lây nhiễm virus, vi khuẩn có thể gây một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Con người dễ mắc bệnh khi: khả năng miễn dịch thấp hoặc suy yếu; độc lực của mầm bệnh cao hoặc cơ thể chứa lượng lớn mầm bệnh.

Tùy vào loại bệnh truyền nhiễm, các triệu chứng biểu hiện ra ngoài có thể khác hoặc giống nhau. Sốt là một phản ứng phổ biến khi cơ thể nhiễm trùng (nhiễm bệnh). Nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn có thể làm tăng phản ứng miễn dịch, tạo môi trường bất lượng với mầm bệnh. Trong khi đó, biểu hiện viêm hoặc sưng do tăng chất lỏng trong khu vực bị nhiễm bệnh, là dấu hiệu cho thấy các tế bào bạch cầu đang tấn công, giúp giải phóng những chất liên quan đến phản ứng miễn dịch.

Mô phỏng virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào. Ảnh:Sci Tech Daily.

Mô phỏng virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào gây nhiễm bệnh. Ảnh:Sci Tech Daily.

Tiêm phòng vaccine có tác dụng kích thích phản ứng miễn dịch đặc hiệu sinh ra trong các tế bào B và T đối với một số mầm bệnh nhất định. Những tế bào này tồn tại trong cơ thể, có thể dẫn đến phản ứng nhanh và hiệu quả nếu cơ thể gặp lại mầm bệnh. Từ đó, cơ thể sản sinh cơ chế miễn dịch, phòng ngừa dịch bệnh.

Trong bối cảnh hiện tại, hệ miễn dịch của con người chưa thể chống lại sự tấn công mạnh mẽ từ virus SARS-CoV-2, tác nhân gây nên đại dịch Covid-19. Việc tìm ra vaccine nCoV được dự đoán sẽ là nhân tố giúp chấm dứt dịch bệnh, song các chuyên gia cũng đưa ra thời gian dự kiến hoàn thiện vaccine có thể kéo dài trong khoảng 12 đến 18 tháng.

Thy An (Theo History of Vaccine)

Bài viết khác

Bệnh viện nào xét nghiệm COVID-19 theo yêu cầu?

Bệnh viện nào xét nghiệm COVID-19 theo yêu cầu?

Bộ Y tế vừa cho phép nhiều bệnh viện được xét nghiệm COVID-19 (trong đó có cả bệnh viện tư nhân), đồng thời yêu cầu nâng mức độ sàng lọc nhằm đảm bảo phát hiện hiệu quả các ca bệnh trong cộng đồng.
nCoV có thể tiêu diệt tế bào miễn dịch

nCoV có thể tiêu diệt tế bào miễn dịch

Virus gây Covid-19 có khả năng xâm nhập và lây nhiễm tế bào T của hệ miễn dịch vốn có chức năng loại bỏ mầm bệnh xâm hại cơ thể.
Vitamin C tăng miễn dịch cơ thể

Vitamin C tăng miễn dịch cơ thể

Vitamin C không diệt trừ nCoV nhưng tăng cường miễn dịch cơ thể, tăng sức đề kháng, bổ sung bằng cách ăn rau xanh, hoa quả, uống vitamin dạng viên...
Loài chim 'tắt' hệ miễn dịch để giữ năng lượng

Loài chim 'tắt' hệ miễn dịch để giữ năng lượng

Các nhà sinh vật học Thụy Điển khám phá ra một cơ chế tiết kiệm năng lượng chưa từng được biết đến ở gà gô trắng Svalbard, là tự "tắt" hệ miễn dịch.
Học sinh học phân tử thì nên làm nghề gì?

Học sinh học phân tử thì nên làm nghề gì?

Việc chọn lựa ngành nghề nào là còn phụ thuộc vào khả năng, tính cách và hoàn cảnh của riêng mỗi bạn.
Ứng dụng sinh học phân tử trong chẩn đoán và điều trị bệnh

Ứng dụng sinh học phân tử trong chẩn đoán và điều trị bệnh

Một số thành tựu mới của sinh học phân tử đã bắt đầu được các nhà khoa học áp dụng trong y học, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh.
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp (nCoV)

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp (nCoV)

Người nhiễm nCoV có các triệu chứng cấp tỉnh như ho, sốt, khó thở, có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.
5 xét nghiệm giúp chẩn đoán sớm ung thư

5 xét nghiệm giúp chẩn đoán sớm ung thư

Xét nghiệm này được thiết kế để chẩn đoán trước các dấu hiệu và triệu chứng ung thư hàng tháng trước khi các xét nghiệm y khoa thông thường có thể phát hiện
Thiết bị dùng hết công suất nên hao mòn: Lẽ ra phải khen bệnh viện!?

Thiết bị dùng hết công suất nên hao mòn: Lẽ ra phải khen bệnh viện!?

Anh Trương Thanh Hòa quê ở Đăk R`lấp, Đăk Nông, trồng cà phê nên quanh năm phải lao động vất vả, mang vác nặng. Bản thân anh có thói quen