Loài chim 'tắt' hệ miễn dịch để giữ năng lượng

Tin tức

Loài chim 'tắt' hệ miễn dịch để giữ năng lượng

Các nhà sinh vật học Thụy Điển khám phá ra một cơ chế tiết kiệm năng lượng chưa từng được biết đến ở gà gô trắng Svalbard, là tự "tắt" hệ miễn dịch.

Để sinh tồn trong môi trường lạnh giá ở Bắc Cực, động vật phải sử dụng năng lượng một cách hiệu quả. Một nghiên cứu mới do Đại học Lund của Thụy Điển tiến hành cho thấy gà gô trắng Svalbard - loài chim sống gần cực bắc nhất - có thể "hy sinh" hệ miễn dịch của chúng vào mùa đông để duy trì năng lượng cần thiết cho việc giữ ấm và tìm kiếm thức ăn.

"Chúng tôi phát hiện những con gà gô cắt giảm tối đa năng lượng dùng để duy trì hệ miễn dịch vào ban đêm và sử dụng tài nguyên đó để giữ ấm và tìm kiếm thức ăn. Khi trời sáng, phản ứng miễn dịch được tăng cường trở lại. Cơ chế này duy trì trong suốt 5 tháng", tác giả chính nghiên cứu Andreas Nord từ Đại học Lund cho biết.

Gà gô trắng Svalbard là loài chim sống gần cực bắc Trái Đất nhất. Ảnh: UPI.

Gà gô trắng Svalbard là loài chim sống gần cực bắc Trái Đất nhất. Ảnh: UPI.

Các nhà khoa học đã phân tích những thay đổi trong hệ miễn dịch của gà gô trắng Svalbard theo mùa và nhận thấy khi chim bị bệnh vào giữa mùa đông, mức năng lượng của chúng giảm đi so với khi khỏe mạnh, nhưng sang mùa xuân thì ngược lại.

"Hệ miễn dịch yếu hơn có lẽ là một phần của sự thích nghi mà động vật tại Bắc Cực sử dụng để tiết kiệm năng lượng. Nguy cơ các loài chim ở Bắc Cực nhiễm bệnh vào mùa đông thấp hơn so với mùa hè, khi trời trở nên ấm hơn", Nord giải thích.

Nhóm nghiên cứu nghi ngờ một hệ miễn dịch mạnh mẽ không thực sự cần thiết đối với động vật ở Bắc Cực vào mùa lạnh. Tuy nhiên, cơ chế tiết kiệm năng lượng độc đáo của gà gô trắng Svalbard cũng có rủi ro lớn khi nhiệt độ toàn cầu không ngừng tăng lên.

"Biến đổi khí hậu có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực đối với các loài chim ở Bắc Cực. Ngày càng nhiều người thám hiểm các vùng đất mà trước đây chưa ai từng đặt chân tới. Điều này làm tăng nguy cơ lây bệnh sang động vật, đặc biệt là các loài đã tiến hóa để thích nghi với môi trường lạnh lẽo ở gần cực, nơi hệ miễn dịch mạnh mẽ không quá hữu ích", Nord nói thêm.

Chi tiết nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Experimental Biology hôm 27/4.

Đoàn Dương (Theo UPI)

Bài viết khác

Bệnh viện nào xét nghiệm COVID-19 theo yêu cầu?

Bệnh viện nào xét nghiệm COVID-19 theo yêu cầu?

Bộ Y tế vừa cho phép nhiều bệnh viện được xét nghiệm COVID-19 (trong đó có cả bệnh viện tư nhân), đồng thời yêu cầu nâng mức độ sàng lọc nhằm đảm bảo phát hiện hiệu quả các ca bệnh trong cộng đồng.
nCoV có thể tiêu diệt tế bào miễn dịch

nCoV có thể tiêu diệt tế bào miễn dịch

Virus gây Covid-19 có khả năng xâm nhập và lây nhiễm tế bào T của hệ miễn dịch vốn có chức năng loại bỏ mầm bệnh xâm hại cơ thể.
Vitamin C tăng miễn dịch cơ thể

Vitamin C tăng miễn dịch cơ thể

Vitamin C không diệt trừ nCoV nhưng tăng cường miễn dịch cơ thể, tăng sức đề kháng, bổ sung bằng cách ăn rau xanh, hoa quả, uống vitamin dạng viên...
Sự kỳ diệu của hệ thống miễn dịch

Sự kỳ diệu của hệ thống miễn dịch

Tất cả sinh vật sống, bao gồm vi khuẩn, có thể bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh, song đều có hệ thống miễn dịch chống lại.
Học sinh học phân tử thì nên làm nghề gì?

Học sinh học phân tử thì nên làm nghề gì?

Việc chọn lựa ngành nghề nào là còn phụ thuộc vào khả năng, tính cách và hoàn cảnh của riêng mỗi bạn.
Ứng dụng sinh học phân tử trong chẩn đoán và điều trị bệnh

Ứng dụng sinh học phân tử trong chẩn đoán và điều trị bệnh

Một số thành tựu mới của sinh học phân tử đã bắt đầu được các nhà khoa học áp dụng trong y học, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh.
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp (nCoV)

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp (nCoV)

Người nhiễm nCoV có các triệu chứng cấp tỉnh như ho, sốt, khó thở, có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.
5 xét nghiệm giúp chẩn đoán sớm ung thư

5 xét nghiệm giúp chẩn đoán sớm ung thư

Xét nghiệm này được thiết kế để chẩn đoán trước các dấu hiệu và triệu chứng ung thư hàng tháng trước khi các xét nghiệm y khoa thông thường có thể phát hiện
Thiết bị dùng hết công suất nên hao mòn: Lẽ ra phải khen bệnh viện!?

Thiết bị dùng hết công suất nên hao mòn: Lẽ ra phải khen bệnh viện!?

Anh Trương Thanh Hòa quê ở Đăk R`lấp, Đăk Nông, trồng cà phê nên quanh năm phải lao động vất vả, mang vác nặng. Bản thân anh có thói quen